SINH HUYỆT LÀ GÌ?
Theo phương pháp Diện Chẩn, thì trên khuôn mặt người ta có hơn 260 huyệt đánh số không liên tục từ 0 đến 633 (có những số không có huyệt) nhưng đó là những huyệt dùng trong các phác đồ đặc trị. Còn Sinh Huyệt hay còn gọi là Điểm đau, chính là nơi cần tác động để chữa bệnh, vì khi tác động ta sẽ làm khí huyết lưu thông (Thông tắc bất thống).
1. Sinh Huyệt là gì?
Sinh Huyệt là những điểm nhạy cảm được tìm thấy nhờ cây dò huyệt, hoặc các dụng cụ khác, có thể là một cây búa nhỏ, một điếu ngải cứu BQC hoặc thậm chí những viên đá lạnh.
Sinh Huyệt có thể được tìm thấy trên gương mặt, hoặc trên cơ thể, đôi khi những Sinh Huyệt này có thể trùng với huyệt BQC.
Sự kích thích vào các sinh huyệt này giúp chúng ta trị bệnh, vì chúng thường nằm trong các đồ hình phản chiếu của cơ thể. Chúng tạo nên sự tự điều chỉnh của các bộ phận tương ứng.
2. Kỹ Thuật Dò Sinh Huyệt Trong Diện Chẩn Bùi Quốc Châu
Có thể nói đây là một kỹ thuật rất quan trọng trong Diện Chẩn, sử dụng cây dò day huyệt bằng inox và cầm dụng cụ bằng 3 ngón tay giống như cầm cây Bút.
Muốn tìm được Sinh Huyệt, ta cầm cây dò và giữ cho vuông góc với bề mặt da mặt, sau đó ta miết với lực tương đối mạnh (vạch từng đoạn ngắn khoảng (1 – 2cm).
Trong khi miết cây dò, ta lắng nghe cảm giác của cơ thể khi dụng cụ đi qua cho cảm giác bất thường như là cộm cứng – mềm nhũn – tê bì hoặc phổ biến nhất là cảm giác đau nhói hơn bình thường (tức là nó khác so với những vùng xung quanh) những điểm này ta gọi chung đó là Sinh Huyệt.
Tức là, đây là những điểm nhạy cảm, phản xạ thần kinh đặc biệt. Vì thế, đây chính là những điểm có tác dụng trị liệu rất tốt.
Trong trường hợp không biết hay chưa tìm ra Sinh Huyệt, ta có thể tác động ngay chỗ đau (đau đâu làm đó) hoặc vào những nơi tương ứng với các bộ phận đang đau, dựa trên các đồ hình phản chiếu (trên mặt, lưng, ngực, bàn tay) hay đồ hình đồng ứng (có hình dáng tương tự) cũng đem lại hiệu quả.
Ví dụ: Bàn chân đau nhức thì dùng cây lăn nhỏ lăn ở cằm hay dùng cây dò ấn một số điểm ở vùng cuối của bàn tay mà không cần dò tìm Sinh Huyệt.
- Nếu bệnh nhân hợp với cách điều trị nào, thì ngay sau khi tác động theo cách đó khoảng 30 – 60 giây, sẽ có hiệu quả giảm ngay 40 – 50% tình trạng đau.
- Nếu không hợp, thì dù có tác động lâu hơn cũng không có kết quả. Khi đó, ta cần phải chuyển sang dụng cụ khác và làm cho đến khi gặp dụng cụ thích hợp thì bệnh chứng sẽ giảm ngay sau 3 lần tác động cách khoảng (độ 5 phút). Cũng có khi tác động nơi này không có kết quả, thì phải chuyển sang nơi khác, mới có thể đạt hiệu quả. Đó là nguyên lý chữ TÙY trong Diện Chẩn.
(Nguồn: Tổng hợp)
Tham khảo thêm các lớp học Thầy Thuốc Tự Thân trên webstie: www.thaythuoctuthan.com
TƯ VẤN TỪ A-Z VỀ DIỆN CHẨN
☎️ Hotline: 098 567 2660 - 0936 80 2660
Bài viết cùng danh mục
Danh mục bài viết
- Cảm nhận học viên -Diện Chẩn Căn Bản ABC Online
- Cảm nhận học viên - Diện Chẩn Làm Đẹp
- Cảm nhận học viên - Diện Chẩn Cho Bé
- Giảng viên Diện Chẩn Online
- Cảm nhận học viên
- Diện Chẩn Có Gì Thú Vị
- Bác sĩ - Lương y & Quân nhân (Cảm nhận học viên)
- Kiến thức Diện Chẩn
- Giáo viên & Nhân viên văn phòng (Cảm nhận học viên)
- Ẩm Thực Dưỡng Sinh
- Cảm nhận Việt Kiều & Người nước ngoài học Diện Chẩn ABC
- Người cao tuổi - Cảm nhận học viên Diện Chẩn
- Trị liệu đau cổ vai gáy (Chia sẻ của học viên)
- Trị liệu Xương khớp & đau lưng (Chia sẻ của học viên)
- Trị liệu Đau đầu - Mất ngủ (Chia sẻ của học viên)
- Trị liệu viêm Xoang & dị ứng (Chia sẻ của học viên)
- Trị liệu Cảm- Sốt- Ho (Chia sẻ của học viên)
- Kiến thức về làm đẹp
- Tài liệu đọc lớp Căn Bản
- Hướng dẫn sử dụng Dụng Cụ Diện Chẩn
- 52 Phác đồ Diện Chẩn